Sức khỏe

CƠ THỂ CÓ MÙI HÔI KHÓ CHỊU, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Mỗi người trong số chúng ta ai cũng có những mùi cơ thể đặc trưng riêng, chỉ có mức độ phát ra mùi cơ thể là nặng hay nhẹ. Tuy vậy, vẫn có một điểm chung là chẳng ai thích mùi cơ thể cả, dù là bản thân người có mùi cơ thể hay những người giao tiếp, nói chuyện xung quanh. Vậy làm thế nào để nhận biết được bản thân mình đang “bốc mùi”; Và có cách nào để ngăn chặn mùi cơ thể hay không? Đọc ngay bài viết dưới đây.

Mùi cơ thể

Mùi cơ thể là đặc trưng riêng của mỗi người
Mùi cơ thể là đặc trưng riêng của mỗi người

Mùi cơ thể hoàn toàn là tự nhiên, vô thức. Mùi cơ thể là khác nhau theo từng cá thể. Người này có mùi dễ chịu, hấp dẫn, cũng có người kia lại có mùi hôi, khó chịu,… Nguyên nhân xuất phát là do các tuyến bã ở da, tuyến bài tiết mùi và sự tham gia của vi khuẩn mà tạo nên. Mùi cơ thể chính là một phức hợp những chất hoá học và chính nó tạo ra môi trường cảm xúc. Tác động của mùi cơ thể lên tâm lý, sinh lý và xúc cảm của chúng ta. Mùi cơ thể còn là biểu hiện về giới tính, đặc tính gia đình và xã hội.

Mỗi người có một mùi riêng biệt mà có thể chính bản thân người đó chưa nhận ra. Mùi hương gần như là không thay đổi suốt cả cuộc đời cũng như vân tay và do các yếu tố di truyền quy định. Mùi được cho là yếu tố nhận dạng cơ thể. Khi cơ thể chúng ta thay đổi do bệnh lý gây nên, có thể tạo ra mùi đặc biệt và nhờ đó có thể chẩn đoán được một số bệnh.

Nhận biết cơ thể có mùi khó chịu

Cơ thể luôn ướt đẫm mồ hôi

Cơ thể luôn ướt đẫm mồ hôi
Cơ thể luôn ướt đẫm mồ hôi

Nếu cơ thể bạn luôn ướt đẫm mồ hôi, lượng mồ hôi tiết ra nhiều, đầu tóc, lưng áo đã ngấm đầy mồ hôi chỉ sau một lúc vận động, hay thậm chí bạn không vận động gì nhiều. Đặc biệt là vùng nách thường xuyên ẩm ướt.

Mồ hôi tiết ra kết hợp với vi khuẩn khi phân hủy sẽ tạo nên mùi khó chịu tại vùng lỗ chân lông. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu bạn càng ra nhiều mồ hôi thì khả năng càng cao cơ thể bạn sẽ “bốc mùi”.

Nách áo bị ố vàng 

Mồ hôi sẽ để lại trên cổ áo và vùng nách áo vệt ố vàng khó có thể làm sạch. Đây là một trong những dấu hiệu đối với những bạn bị “viêm cánh”. Do đó, cần chú ý đến màu sắc của các vùng này để dự đoán liệu mình có bị “nặng mùi” không nhé.

Ngoài ra, nếu giặt quần áo mà vẫn còn mùi khó chịu lưu lại thì đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có mùi cơ thể khá nặng.

Mọi người luôn “giữ khoảng cách” với bạn

Trong 1 vài trường hợp, nếu mùi cơ thể của bạn quá nặng một số người có thể sẽ giữ khoảng cách khi nói chuyện với bạn. Nếu nhận thấy có trường hợp như vậy bạn cần hỏi ngay những người thân thiết về mùi cơ thể của mình để biết chính xác nhé.

Những câu giễu cợt, trêu đùa có thể là những lời nhắc nhở ẩn ý cho bạn về mùi cơ thể đó. Nếu bạn nhận được những câu nói nửa đùa nửa thật kiểu như: “Hôm qua, em có tắm không?”, “Em dùng lăn nách loại nào thế”. thì cần kiểm tra ngay lại “cơ chế tỏa hương” cả mình nhé.

Nguyên nhân xuất hiện mùi cơ thể

Mùi hôi xuất hiện trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và liên quan tới các chất sinh ra từ hoạt động sống hằng ngày.

Đầu tiên là các chất lipid như bã nhờn, mồ hôi do da sản sinh ra. Bã nhờn sẽ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài và gây ra mùi. Ngoài ra còn có các chất có chứa protein mùi nặng hơn nhiều. Yếu tố cuối cùng là chất đường có trong một số axit hữu cơ, CO2 mà bạn thở ra.

Các nhà khoa học đã tính toán có khoảng 700 chất tạo mùi cơ thể con người. Trong đó có 149 chất ở đường hô hấp, 152 ở mồ hôi, 298 ở nước tiểu và 196 ở phân.

Một số nguyên nhân cụ thể có thể khiến cơ thể bạn “phát mùi” như:

Do di truyền

Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây nên mùi cơ thể. Do đó, dù người bị hôi nách, hôi chân đã điều trị căn bệnh dứt điểm nhưng tới đời con cái của họ vẫn có thể mắc bệnh.

Không cứ nhất thiết bố mẹ bị hôi nách, con cũng bị. Kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy, nếu cả cha và mẹ đều bị hôi nách thì tỷ lệ đời sau mắc bệnh là 85% trở lên, nếu chỉ cha hoặc mẹ thì con số này là 50%.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có thể gây ra mùi cơ thể
Chế độ ăn uống có thể gây ra mùi cơ thể

Chế độ ăn uống không phải là nguyên nhân duy nhất tạo ra mùi cơ thể. Nhưng những mùi này thường là kết quả của quá trình trao đổi chất tạo ra các hợp chất dễ bay hơi, là các phân tử bay hơi, gây ra mùi.

Trong một số trường hợp do thức ăn gây ra. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn không thể phân hủy đúng cách một số hợp chất trong thức ăn của bạn. Một thủ phạm phổ biến của điều này là tỏi, có chứa lưu huỳnh gây ô nhiễm mồ hôi. Thực phẩm bạn ăn rõ ràng cũng có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn: Hành, rượu, cá đều có thể khiến bạn cần đến bạc hà.

Stress

Nếu nguyên nhân gây mùi cơ thể không đến từ thực phẩm bạn ăn, nó có thể đến từ trạng thái tâm lý như: tình trạng hoảng sợ, lo lắng kéo dài, quá tải áp lực công việc,… Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mùi cơ thể thay đổi, trở nên nhạt hơn hoặc hăng nồng, khó ngửi hơn chính là stress, đổ mồ hôi khi hồi hộp.

Cơ thể của bạn có 2 loại tuyến mồ hôi. Tuyến mồ hôi toàn vẹn (eccrine) nằm rải rác khắp nơi trên da, và tuyến mồ hôi đầu hủy (apocrine) hay còn gọi nôm na là tuyến mồ hôi dầu. Đây là loại tuyến mồ hôi chỉ có ở nách và bộ phận sinh dục, sản xuất ra mồ hôi chứa nhiều axit béo, biến chất khi gặp vi khuẩn trên da, từ đó tạo ra mùi cơ thể. Khi bạn bị stress, tuyến mồ hôi dầu trong cơ thể bị thúc đẩy tăng cường sản sinh ra mồ hôi nhiều hơn bình thường, khiến cơ thể bạn nặng mùi hơn dù vẫn giữ vệ sinh sạch sẽ.

Lười vệ sinh, ở bẩn

Người ở bẩn thông thường trên người có rất nhiều vi khuẩn, mồ hôi tiết ra lại nhiều. Từ đó dẫn đến tình trạng hoạt động phân giảm mồ hôi của vi khuẩn càng mạnh, mùi hôi vì thế mà càng trở nên nặng mùi hơn. Căn cứ theo các nghiên cứu cho thấy, việc ở bẩn có quan hệ rất mật thiết với nguyên nhân hình thành bệnh hôi nách.

Thử nghĩ lại xem việc bản thân có mùi hôi khó chịu có phải xuất phát từ việc cả ngày bạn chưa kịp đánh răng, 2 ngày chưa tắm, hay chưa thay tất, quần áo không nhé. Nếu vậy thì bạn cần biết điều mình cần làm là gì rồi đó.

Một số lưu ý khi có mùi cơ thể

– Hãy vệ sinh tắm rửa hàng ngày với xà phòng mà bạn ưu dùng. Chú ý các vùng kín hay phát sinh mùi như nách, vùng sinh dục.

– Hãy mặc đồ vải sợi, chúng giúp cho da dẻ của ta thoáng hơn, dễ bài tiết mồ hôi. Và hãy thay đồ hàng ngày, đặc biệt là đồ lót và bít tất.

– Hãy chọn cho mình một chất khử mùi phù hợp để dùng khi có vấn đề nặng mùi làm cho người khác khó chịu.

– Hãy tránh các thức ăn có thể làm cho bạn bị nặng mùi như hành, tỏi, cà ri…Đừng uống rượu, hút thuốc lá và uống nhiều chất kích thích quá.

 – Hãy uống nhiều nước, đủ để cho cơ thể chuyển hoá và giúp bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

– Hãy sử dụng một số cách đơn giản để khử mùi như phèn chua, dầu bạc hà, dầu hương thảo, trà xanh,… để khử mùi ở các vùng kín.

– Hãy sống vui tươi, thanh thản, tránh các stress và lo âu.

Bạn thân mến, trong số các nguyên nhân có mùi cơ thể mà chúng tôi vừa kẻ trên, đâu là lý do khiến bạn gặp phải nỗi khó chịu này? Hãy tìm ra được lý do của mình nhé, ở những bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn những cách làm giảm mùi hôi cơ thể từ đơn giản đến hiệu quả nhất như xông hơi, uống thốc trị mùi cơ thể,… Chúc bạn có một cuộc sống tốt lành!